Thứ Tư, 24/04/2024 03:48:20 GMT+7

Tin đăng lúc 03-11-2021

Lượt xem: 1116

Chuyển đổi số bắt đầu từ đâu?

Nếu doanh nghiệp nào không mạnh dạn thích ứng với chuyển đổi số thì nguy cơ “sức khỏe” của doanh nghiệp đó sẽ suy yếu và bị quật ngã bất cứ lúc nào.
Chuyển đổi số bắt đầu từ đâu?
Trạm quan trắc thời tiết thông minh metos phục vụ việc chăm sóc sự sinh trưởng và phát triển của cây chè Thái Nguyên.

Bắt đầu từ nông nghiệp

 

Ông Trần Anh Vương – Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam chia sẻ: “Đa số các doanh nghiệp SME nghĩ rằng, nông nghiệp là lĩnh vực lạc hậu, khó chuyển đổi số hơn nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhưng thực ra không phải vậy. Trong hiệp hội chúng tôi, câu lạc bộ nông nghiệp lại là nhóm doanh nghiệp ứng dụng công nghệ nhiều nhất, số hóa nhiều nhất và đặc biệt là chuyển đổi số thành công nhất. Từ đó họ còn hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm từ ứng dụng công nghệ vào trồng trọt, vào kênh phân phối, quản lý bán hàng và gặt hái được nhiều thành quả ngoài mong đợi. Nhìn lại chặng đường vừa qua, nếu họ không chuyển đổi số thì hiện tại bây giờ không biết họ còn đang ở đâu”.

 

Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ số vào nền nông nghiệp cũng còn nhiều hạn chế, manh mún khiến sự phát triển không đồng đều. Hầu hết những người nông dân vẫn chưa được đào tạo bài bản về chuyển đổi số nên việc ứng dụng vào vẫn còn gặp khó khăn, việc kết nối với doanh nghiệp cũng còn nhiều bất cập.

 

Ngành nông nghiệp hầu như chưa có sự kết hợp của các ngành năng lượng vào nông nghiệp để phục vụ cho việc tưới tiêu hay kho lạnh… cho các trang trại nhỏ hoặc vùng sâu, vùng xa. Những sàn thương mại điện tử hiện nay vẫn chưa kết nối hiệu quả với người nông dân. Khiến cho sản lượng đầu ra gặp khá nhiều khó khăn, sản phẩm khó đến tay người tiêu dùng cần thiết.

 

Mở rộng sang các ngành

 

Dù vậy, ngành nông nghiệp nhìn chung vẫn thuộc lĩnh vực khá thành công so với cá ngành khách về chuyển đổi số. Vấn đề là làm cách nào để chuyển đổi số được nhân rộng hơn trong khối các doanh nghiệp SME, trong các lĩnh vực ngành nghề kinh tế thì đến nay vẫn chưa có nhóm giải pháp tối ưu. Chẳng hạn như chuyển đổi số thực hiện như thế nào, ứng dụng cho từng mô hình ra sao, bảo mật thông tin có tuyệt đối không?

 

Trước những khó khăn trên, ông Nguyễn Trọng Nghĩa – Phó Tổng giám đốc VNPT VinaPhone, đơn vị cho ra đời phần mềm OneSME – nền tảng chuyển đổi số dành riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cho biết, thực tế nhiều doanh nghiệp SME vẫn còn băn khoăn đối với công nghệ, chưa dám tiếp cận để thay đổi, cũng như còn những hoài nghi về tính an toàn, bảo mật khi thực hiện chuyển đổi số.

 

“Với doanh nghiệp SME, sự uyển chuyển trong kinh doanh là có thừa nhưng tư duy của người lãnh đạo mới là mấu chốt. Nếu dám nghĩ dám làm thì không có gì là không thể. Chúng ta đừng đổ lỗi cho nguồn nhân lực để vận hành. Vì có công nghệ ắt sẽ có nhân lực tương xứng để điều hành sử dụng máy móc” ông Nghĩa nói.

 

Cũng theo đại diện VNPT, từ cách đây nhiều năm, khi chuẩn bị những phương án, đưa ra các dịch vụ giúp các SME thực hiện chuyển đổi số, VNPT cũng đã chú trọng tới các cam kết bảo mật, đảm bảo về tính pháp lý để củng cổ niềm tin, tập trung vào hỗ trợ doanh nghiệp từng bước một trong công tác quản trị, bắt đầu từ chữ ký số, hóa đơn điện tử, hợp đồng điện tử… để giảm bớt thời gian cho doanh nghiệp, dần dần mới tiến tới quản trị trong nội bộ, các giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện.

 

Theo Diendandoanhnghiep.vn

 


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang