Thứ Sáu, 19/04/2024 18:46:22 GMT+7

Tin đăng lúc 29-11-2016

Lượt xem: 5046

Chủ tịch TP Hà Nội cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp

Với tinh thần phục vụ, hầu hết những kiến nghị, đề xuất của các DN liên quan đến giải phóng mặt bằng (GPMB), đất đai, hỗ trợ, vốn, nguồn nhân lực, thủ tục hành chính… của DN đã được giải đáp “thấu tình đạt lý” tại Hội nghị “Gặp mặt, đối thoại doanh nghiệp” do UBND TP. Hà Nội tổ chức ngày 28/11.
Chủ tịch TP Hà Nội cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp
Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội – Hoàng Trung Hải cùng UVTƯ Đảng, Chủ tịch UBND Thành Phố Hà Nội – Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch VCCI – TS. Vũ Tiến Lộc chủ trì Hội nghị “Gặp gỡ, đối thoại doanh nghiệp”

Rào cản từ chính sách

 

Theo ông Nguyễn Doãn Toàn – Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, năm 2016 Thành phố đã triển khai rất nhiều hoạt động để thúc đẩy mạnh mẽ cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh hỗ trợ và phát triển DN từ rút ngắn thời gian gia nhập thị trường đến hỗ trợ sau khởi nghiệp, thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách cao nhất từ trước đến nay (424 nghìn tỷ VNĐ). Số lượng DN thành lập mới cao nhất từ trước đến nay với 22,9 nghìn (tăng 19%). “Lần đầu tiên số DN trên địa bàn cán đích và vượt con số 200 nghìn DN” ông Toàn hồ hởi.

 

Tuy nhiên, ông Toàn cũng thẳng thắn nhìn nhận, số DN phải tạm ngừng, nghỉ hoạt động chưa giảm so với năm trước, tính đến đầu tháng 11 có 13.165 DN tổ chức kinh tế ngừng hoạt động. Xuất khẩu tăng trưởng thấp. Việc ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, CNC vào vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm còn ít…

 

Thay mặt Hiệp hội DN NVV, Ông Đỗ Quang Hiển – Chủ tịch Hiệp hội kiến nghị các vấn đề cần được “gỡ” như: Thủ tục cấp sổ đỏ cho tài sản của DN trên đất sau khi CPH còn mất rất nhiều thời gian. Thủ tục xuất nhập khẩu còn phải đi lại nhiều, đòi hỏi nhiều giấy tờ. DN gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các đối tác sản xuất công nghiệp phụ trợ tại Hà Nội. Quốc Hội chưa thông qua Luật hỗ trợ DN NVV, các quỹ hỗ trợ và bảo lãnh tín dụng cho các DN NVV hoạt động chưa hiệu quả. Việc xử lý nợ xấu DN gặp khó khăn do pháp lý hiện hành chưa phù hợp. Đẩy nhanh tiến dộ CPH thoái vốn các DN Nhà nước kinh doanh kém hiệu quả.

 

Vướng mắc về quy hoạch, đại diện Công ty CP dầu khí Đông Đô cho biết mặc dù công ty đã nộp tiền đấu giá đất tại Quận Từ Liêm và tiến hành thực hiện các thủ tục để triển khai xây chung cư nhưng theo quy hoạch mới không được phép xây nhà cao tầng nên đến nay qua 6 năm nay dự án vẫn “án binh bất động”. “Công ty không được xây dựng nhà nên không có sản phẩm nhà để bán nên gặp rất nhiều khó khăn”. – đại diện DN bức xúc nói.

 

Liên quan đến vấn đề thương mại dịch vụ, bà Vũ Thị Hậu – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Nhất Nam cho rằng, thông tư số 11 của Bộ KHCN về việc tem nhãn năng lượng thực thi năm 2016 có nhiều bất cập khó khăn cho DN. Cụ thể khi DN nhập thiết bị máy đông lạnh phục vụ cho siêu thị phải làm thủ tục kiểm định, và hiệu xuất năng lượng. “Thiết bị rất nặng phải thuê mang đi kiểm định tốn kém kinh phí cho DN đồng thòi mất rất nhiều công sức vận chuyển, mất khoảng 30 triệu riêng kiểm định. DN nhập khẩu về bán cũng phải làm như vậy. Nên chăng nếu siêu thị khác đã mua thiết bị đó và được kiểm định rồi thì không cần kiểm định nữa”. – bà Hậu kiến nghị.

 

Mặt khác, bà Hậu cũng “than” rằng hiện nay việc quy hoạch cho các siêu thi kinh doanh quá gần nhau, khiến DN gặp khó khăn trong việc kinh doanh.

 

Ở lĩnh vực xây dựng cải tạo các chung cư cũ tại Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Hiệp Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Dầu khí toàn cầu (GP Invest) chia sẻ, việc đầu tư cải tạo chung cư cũ rất khó thoả thuận với người dân. Bên cạnh đó, hầu hết các căn hộ cũ diện tích chỉ khoảng 18 m2, dù có đền bù gấp hai lần là 36 m2 thì vẫn không đáp ứng theo quy định đô thị căn hộ bé nhất phải 45 m2. “Thiếu 9m2 nên DN thuyết phục người dân mua nhưng họ không mua, họ nói không có tiền mua?” ông Hiệp ngán ngẩm.

 

Ông Hiệp cũng cho biết thêm, TTHC vẫn còn chậm, thủ tục triển khai dư án phải lấy ý kiến các Sở mất rất nhiều thời gian cho DN. Ngoài ra, Luật kinh doanh Bất động sản bảo lãnh cho người mua nhà không hướng dẫn cụ thể.

 

“Gỡ” “nút thắt” cho DN

 

Hầu hết các kiến nghị, đề xuất của các DN tại buổi đối thoại thuộc thẩm quyền của Thành phố đều được Chủ tịch UBND Thành phố trả lời và các Sở ban ngành giải quyết dứt điểm các khúc mắc như: hỗ trợ, vốn, nguồn nhân lực, GPMB, TTHC… Cụ thể, liên quan đến vấn đề giải phóng mặt bằng, ông Nguyễn Đức Chung, UVTƯ Đảng, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội khẳng định: Thành phố đã uỷ quyền công tác GPMB cho Quận, huyện và Thành phố sẽ hố trợ tối đa không phải qua Ban quản lý dự án GPMB. Thành phố hỗ trợ quy hoạch cắm mốc, ứng tiền phát triển quỹ đất cho các Quận, huyện đền bù cho DN trước khi cấp thủ tục về đất đai…

 

Trước những phản ánh của các DN liên quan đến công tác hỗ trợ DN, ông Lê Hồng Thăng – Giám đốc Sở Công thương Thành phố Hà Nội chia sẻ, thành phố có chính sách hỗ trợ theo tiêu chí các DN đăng ký với Sở. Hiện nay nguồn lực hỗ trợ thành phố có hạn, hàng năm thành phố hỗ trợ 200 tỷ nhưng các DN đáp ứng được theo tiêu chí rất hạn chế. Sở đang xây dựng có mở rộng hỗ trợ làng nghề để các hộ kinh doanh tiểu thương phát triển thành DN.

 

Cũng liên quan đến việc hỗ trợ DN, ông Nguyễn Gia Phương – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, năm 2016 Trung tâm tiến hành hỗ trợ DN theo trọng tâm và trọng điểm, nhiều chương trình đã được Trung tâm kết nối tạo điều kiện để DN hội nhập và phát triển như: Tổ chức triển lãm làng nghề, Kết nối DN Hà Nội với các DN Nhật Bản, Tổ chức Hội chợ Đặc sản vùng miền. Mặt khác, Trung tâm còn phối hợp với Hiệp hội DN NVV kết nối tìm kiếm đối tác, hỗ trợ CEO, quản trị hội nhập…

 

Chia sẻ với các DN, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho biết, từ 1/1/2017 Thành phố sẽ thành lập tổ công tác đặc biệt gồm các chuyên viên của các sở sang làm việc tại UBND Thành phố để giải quyết các TTHC. “Các thủ tục sẽ được giải quyết nhanh trong vòng một tuần. Các vướng mắc liên quan đến cơ chế chính sách Nhà nước, Thành phố đã làm việc với các Bộ, tới đây các Bộ sẽ uỷ quyền cho Hà Nội giải quyết các vấn đề. Cụ thể như thế nào thành phố sẽ làm việc lần lượt với các Bộ để có buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ nhằm giải quyết các thủ tục này”. – Chủ tịch Chung khẳng định.

 

Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), việc đối thoại hôm nay đi thẳng vào vấn đề, nhiều DN muốn gặp trực tiếp nhưng do thời gian nên sau hội nghị này thành phố nên có hình thức trao đổi thành chuyên đề nhằm tăng cường đối thoại hơn với DN. Nhiệm kỳ lãnh đạo mới của Hà Nội rất năng động, đi vào những việc làm rất cụ thể với “Cái đầu lạnh và trái tim nóng”.

 

“Thành phố đã có nhiều chuyển biến thay đổi tích cực bằng những việc làm rất thiết thực, niềm tin DN đang được khẳng định ở Thu đô”. Minh chứng sự đổi mới tích cực đối với Chính quyền Thành phố, DDI tăng, số lượng DN thành lập vượt ngưỡng 22 nghìn, đầu tư FDI tăng … Tuy nhiên theo TS. Lộc, niềm tin DN với cán bộ công chức vẫn còn gian nan. Theo đánh giá PCI Hà Nội vẫn còn 30% DN đánh giá bị thanh tra kiểm tra chồng chéo. 28% DN đánh giá cán bộ bộ phận một cửa am hiểu  về chuyên môn không trả lời được cho người dân và DN. Hơn 40 lĩnh vực thủ tục thuế, hải quan… hơn 30% vướng đát đai.. Thành phố còn nhiều dư địa để cải cách. “Công cuộc cải cách không phải thủ tục mà liên quan đến hành vi ứng xử công chức”. – TS. Lộc nói.

 

TS Vũ Tiến Lộc cũng cho rằng, các DN cần đổi mới, tự thay đổi – tự đổi mới, chính quyền không thể dắt tay chỉ việc được. Chính quyền chỉ hỗ trợ một phần, DN phải hiến kế chứ không chỉ kêu những vướng mắc khó khăn. “Những vướng mắc DN liên quan đến cơ chế chính sách Nhà nước, tôi đã kiến nghị Quốc hội một luật sủa nhiều luật. VCCI mong DN HN kiến nghị VCCI để kiến nghị Chính phủ, Quốc hội, chúng tôi mong sự hiến kế của các DN”. – TS. Lộc bộc bạch.

 

Nguồn Enternews


Tin liên quan:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang