Thứ Bẩy, 20/04/2024 22:24:55 GMT+7

Tin đăng lúc 23-06-2022

Lượt xem: 558

Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam - Nhật Bản

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 2022 – 2028 (Hiệp định VJEPA).
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam - Nhật Bản

Theo Bộ Tài chính, do thay đổi Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN (AHTN) từ phiên bản 2017 sang AHTN 2022, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt bao gồm 62 dòng hàng ảnh hưởng bởi việc thay đổi mã hàng, tách gộp dòng. Đối với những dòng hàng này, Bộ Tài chính đã xây dựng thuế suất theo nguyên tắc không làm xói mòn cam kết quốc tế quy định tại Điều 16 (Xóa bỏ và cắt giảm thuế quan) của Hiệp định VJEPA, đồng thời đảm bảo chính sách mặt hàng chung của Nhà nước.

 

Một số nhóm hàng chính có sự thay đổi thuế suất khi chuyển đổi Biểu thuế VJEPA theo AHTN 2017 là: thủy sản – động vật thân mềm (nhóm 0307), chế phẩm thực phẩm – xúc xích (nhóm 1601), sơn và vecni (nhóm 3208), tấm và phim để tạo ảnh, đã phơi sáng và đã tráng, trừ phim dùng trong điện ảnh (nhóm 3705), thuốc trừ côn trùng, thuốc diệt loài gặm nhấm, thuốc trừ nấm, thuốc diệt cỏ, thuốc chống nẩy mầm và thuốc điều hoà sinh trưởng cây trồng, thuốc khử trùng và các sản phẩm tương tự, được làm thành dạng nhất định hoặc đóng gói để bán lẻ hoặc như các chế phẩm hoặc sản phẩm (nhóm 3808), Plastic dạng sợi monofilament có kích thước mặt cắt ngang bất kỳ trên 1 mm, dạng thanh, que và các dạng hình, đã hoặc chưa gia công bề mặt, nhưng chưa gia công cách khác (nhóm 3906), lốp loại bơm hơi bằng cao su, chưa qua sử dụng (nhóm 4011).

 

Bộ Tài chính đã tuân thủ các nguyên tắc xây dựng thuế suất đảm bảo lợi ích và bảo lưu cam kết thuế quan của Việt Nam theo Hiệp định VJEPA. Theo đó, có 26/56 mã hàng của AHTN 2022 được xác định là tương quan 1:1 với mã 10 số của AHTN 2017, các mã hàng còn lại được tách chi tiết thành các mã 10 số và lấy theo thuế suất theo mã 10 số tương ứng của AHTN 2017. Do đó sau chuyển đổi vẫn bảo lưu hoàn toàn cam kết thuế quan của Việt Nam trong Hiệp định.

 

Thuế suất VJEPA được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ cam kết theo Lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam quy định tại Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản. Về tổng thể, Biểu thuế VJEPA gồm 11.472 dòng thuế, trong đó gồm 11.412 dòng thuế theo cấp độ 8 số và 60 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số.

 

Lộ trình cắt giảm thuế quan trong Biểu thuế ban hành được áp dụng cho các giai đoạn sau: (i) Từ 01/12/2022 đến 31/3/2023; (ii) Từ 01/4/2023 đến 31/3/2024; (iii) Từ 01/4/2024 đến 31/3/2025; (iv) Từ 01/4/2025 đến 31/3/2026; (v) Từ 01/4/2026 đến 31/3/2027; và (vi) Từ 01/4/2027 đến 31/3/2028.

 

Về mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: Theo lộ trình cắt giảm thuế quan VJEPA, mức thuế suất bình quân (tính các dòng có thuế suất) cho giai đoạn 2022 – 2028 tính trên tổng biểu thuế Nghị định ban hành vào khoảng 0,95.

 

Điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt

 

Điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt gồm:

 

(i) Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định;

 

(ii) Được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước là thành viên của Hiệp định VJEPA và hàng hóa từ khu phi thuế quan của Việt Nam;

 

(iii) Được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu là thành viên của Hiệp định VJEPA và hàng hóa từ khu phi thuế quan của Việt Nam vào Việt Nam;

 

(iv) Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định VJEPA, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) mẫu AJ, theo quy định hiện hành của pháp luật.

 

Theo báo Chính phủ


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang