Thứ Năm, 18/04/2024 17:43:44 GMT+7

Tin đăng lúc 20-08-2017

Lượt xem: 11355

Australia xây dựng nhà máy nhiệt điện Mặt trời lớn nhất thế giới

Tiếp tục chặng hành trình phát triển năng lượng tái tạo, chính quyền một bang ở Australia đã khởi công xây dựng nhà máy nhiệt điện Mặt trời lớn nhất thế giới với công suất vận hành lên đến 150 megawatt.
Australia xây dựng nhà máy nhiệt điện Mặt trời lớn nhất thế giới
Nhà máy nhiệt điện năng lượng Mặt trời lớn nhất thế giới sắp được xây dựng (Ảnh: Solar Reserve)

Nhà máy được xây dựng tại Port Augusta ở phía Nam Australia

 

Việc xây dựng nhà máy sẽ cung cấp khoảng 650 việc làm cho lao động địa phương. Ngoài ra, nhà máy sẽ cung cấp toàn bộ lượng điện năng cần thiết cho nhu cầu của bang - từ đó có thể giúp cho việc sử dụng điện mặt trời trở nên phổ biến hơn trong tương lai.

 

Theo ước tính lúc ban đầu thì công trình trị giá 650 triệu đô la Úc (510 triệu đô la Mỹ). Nhà máy sẽ được tiến hành xây dựng vào năm tới và dự kiến ​​hoàn thành vào năm 2020. Dự án này sẽ bổ sung vào danh sách các dự án năng lượng tái tạo ấn tượng của Úc, gồm năng lượng Mặt trời và thủy triều.

 

Giáo sư Wasim Saman, thuộc Trường Đại học Nam Australia, cho biết: "Một trong những điểm nổi trội nhất của nguồn năng lượng mặt trời đó là khả năng cung cấp điện năng theo nhu cầu, thông qua việc lưu trữ năng lượng nhiệt để chạy các tuốc bin cung cấp điện, Đây là cách để tiết kiệm năng lượng – tốt hơn nhiều so với việc sử dụng pin."

 

Các nhà máy quang điện Mặt trời chuyển đổi ánh sáng Mặt trời trực tiếp thành điện năng, vì vậy chúng cần pin để dự trữ lượng điện dư thừa những lúc Mặt trời không chiếu sáng. Trong khi đó, các nhà máy nhiệt điện Mặt trời sẽ sử dụng các tấm gương để tập trung ánh sáng vào trong một hệ thống nhiệt.

 

Hệ thống nhiệt này bao gồm nhiều thiết bị khác nhau, nhưng về nguyên lý hoạt động cơ bản thì muối nóng chảy sẽ được nung nóng - và nhiệt năng sinh ra sẽ được sử dụng để đun nước, tạo ra hơi nước quay tuốc bin để sinh ra điện năng. Đây là một lựa chọn mang tính kinh tế hơn pin năng lượng mặt trời.

 

Theo các nhà phát triển dự án, nhà máy có thể tiếp tục phát điện trong vòng 8 giờ kể cả sau khi Mặt trời lặn xuống. 

 

Ở thời điểm hiện tại, 40% lượng điện năng được sử dụng ở phía Nam nước Úc đến từ các nguồn năng lượng tái tạo, và với việc sản xuất điện từ ánh sáng mặt trời đang ngày càng trở nên hiệu quả thì giá điện ở khu vực này sẽ ngày càng rẻ hơn rất nhiều.

 

Đáng chú ý là chi phí của nhà máy mới thấp hơn nhiều so với chi phí ước tính cho việc xây dựng một nhà máy điện đốt than. Đây là một lý do thuyết phục để chính phủ dành sự quan tâm cho năng lượng tái tạo. Chi phí vận hành mỗi megawatt của nhà máy mới bằng với chi phí trong các nhà máy năng lượng gió và các nhà máy điện quang Mặt trời.

 

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu kỹ thuật Fellow Matthew Stocks, thuộc Trường Đại học Quốc gia Australia, cho biết: vẫn còn rất nhiều điều cần biết về cách để tạo ra sự thích ứng giữa công nghệ nhiệt năng Mặt trời và hệ thống lưới điện.

 

"Một trong những điểm yếu lớn nhất của nhà máy điện nhiệt mặt trời là nó chỉ có thể lưu trữ nhiệt năng chứ không phải điện năng. Như thế chúng ta sẽ không thể lưu trữ điện năng dư thừa để có thể sử dụng trong những tình huống thiếu điện được", ông cho biết thêm.

 

Theo các nhà chức trách, nhà máy sau khi hoàn thành sẽ cần khoảng 50 nhân công quản lý ngày đêm, với trình độ yêu cầu tương đương với việc quản lý một nhà máy than hoặc nhà máy ga. Điều này góp phần tạo công ăn việc làm cho các nhân viên của một nhà máy điện than bị đóng cửa hồi năm ngoái.

 

Các dự án điện nhiệt tại Australia hiện tại được chính phủ hỗ trợ khoảng 110 triệu đô la Úc (86 triệu đô la Mỹ). Và khi những nguồn năng lượng tái tạo ngày càng trở nên phổ biến trong lưới điện quốc gia, sẽ ngày càng nhiều những nhà máy điện mặt trời lớn hơn nữa được xây dựng.

 

Saman cho biết: "Đây là lần đầu tiên người ta ứng dụng nhiệt năng Mặt trời ở Australi, trước đây các nhà máy kiểu này đã hoạt động thành công ở châu Âu, Mỹ và châu Phi. Đây sẽ là một tín hiệu vui mừng cho năng lượng tái tạo và việc bảo vệ môi trường trong tương lai”.

 

Nguồn Khampha


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang